PVLC Tuần XIV Thường Niên

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Tuần 14 Thường Niên được mở đầu bằng PVLC cho Chúa Nhật XIV Thường Niên Năm B,

trong đó dường như chất chứa một ý nghĩa hay sứ điệp rõ ràng như sau:

Đức tin làm nên phép lạ hơn là phép lạ làm nên đức tin: 

"Ở đó Người không làm phép lạ nào được... Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin"

Theo chiều hướng sống đức tin của PVLC Chúa Nhật XIV Thường Niên Năm B này,

chúng ta cùng nhau cử hành toàn bộ PVLC cho Tuần XIV Thường Niên ở những đường kết nối sau đây:

bé tĩnh

Tuần XIV Thường Niên

Đức tin làm nên phép lạ hơn là phép lạ làm nên đức tin: https://youtube.com/live/GTjfzr6qmIw

MTN.CN XIV-B.mp3 / https://www.youtube.com/watch?v=3un_HT16N84 / https://youtu.be/s7zul3CSPxY

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinCNXIV.B.mp3 / 

https://youtu.be/6hkzPnMlt-E

TN.XIVL-2.mp3

TN.XIVL-3.mp3 (2018); TN-XIV.3.mp3 (2021) /

 https://youtu.be/ANa_UHY_-bI

ThanhAugustinoTrieuVinhvaCacBanTuDaoTrungHoa.mp3 / 

https://youtu.be/3NegfYME9_o (9/7 - Thứ Ba)

TN.XIV-4.mp3

TN.XIV-5.mp3

 ThanhBenedict.mp3 / 

https://youtu.be/ECDkOPHn_Tc (11/7 - Thứ Năm)

TN.XIVL-6.mp3 (2018) / TN.XIV-Thu.6.mp3 (2021)

TN.XIV -7.mp3 

ThanhHenryIIHoangDeDucQuoc.mp3 / 

https://youtu.be/J3nT59pXPJI (13/7 - Thứ Bảy)


Sự Sống âm ỉ

Bài Phúc Âm nói riêng và Phụng Vụ Lời Chúa nói chung cho Chúa Nhật XIV Thường Niên hậu Phục Sinh hôm nay dường như không cho chúng ta thấy được chủ đề "sự sống" của Mùa Phục Sinh kéo dài sang cả Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh một cách rõ ràng hay có liên hệ nào đó như các Chúa Nhật (XI, XII và XIII) vừa rồi, nhưng ở một khía cạnh sâu xa nào đó cũng gián tiếp liên quan đến "sự sống". 

Thật vậy, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XVI hôm nay, Thánh ký Marco thuật lại biến cố "Chúa Giêsu trở về quê nhà" của Người là Nazarét, và "đến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người", nhưng họ vẫn cảm thấy Người chẳng có gì đặc biệt hơn ai hết, khi họ nhìn về quá khứ của Người bằng con mắt quen thuộc có tính cách hoàn toàn thuần tự nhiên: 

"Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?"

Đối với Thánh ký Marco thì tâm tưởng, lời nói và thái độ mà dân làng của Người tỏ ra với Người như thế thì chẳng khác nào "họ vấp phạm vì Người", ở chỗ, họ không thể nào tin rằng Người lại có thể trổi vượt xuất chúng như thế. Và sở dĩ "họ vấp phạm vì Người" như vậy là do bởi một lý do tâm lý rất dễ hiểu và thật đáng thông cảm, như chính Chúa Giêsu đã cho họ biết trong bài Phúc Âm hôm nay, đó là: "Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình".

Thế nhưng, dù sao chính vì dân làng của Người dù "sửng sốt" về Người nhưng vẫn không cảm phục Người và không chấp nhận Người, nghĩa là, như Thánh ký Marco nhận định, "họ cứng lòng tin", đến độ họ đã làm cho Chúa Giêsu tỏ ra "ngạc nhiên", mà hậu quả tất yếu kèm theo đó là "Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân" và "Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy".

Nếu so sánh với một trong 4 trường hợp liên quan đến môi trường mà hạt giống lời Chúa được gieo vãi, như Thánh ký Marco thuật lại về dụ ngôn hạt giống của Chúa Giêsu (xem 4:3-8), thì phải chăng thành phần dân làng Nazarét của Người thuộc loại "những hạt rơi trên đường đi là những người vừa nghe lời Chúa xong thì Satan đến lấy mất những gì được gieo nơi họ" (câu 15).

Và nếu "sự sống" được chất chứa trong "hạt giống" nói chung và nơi nhân của "hạt giống" nói riêng thì "sự sống" nơi "hạt giống" muốn nẩy nở và tăng trưởng trọn vẹn tầm vóc của mình lại lệ thuộc vào môi trường đất đai tốt xấu lúc ban đầu. Ở trường hợp dân làng Nazarét trong bài Phúc Âm hôm nay có thể nói không phải là thứ "đất lành chim đậu", nên Chúa Giêsu mới phải "đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy".

Tâm trạng của dân làng Nazarét trong bài Phúc Âm hôm nay cũng là tâm trạng chung của loài người đối với những nhân vật mình vốn quen biết từ trước, nhất là của riêng dân Do Thái, một dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn, và đã từng thấy Ngài tỏ mình ra cho họ bằng đủ mọi dấu kỳ sự lạ liên tục trong suốt giòng lịch sử cứu độ của họ, nhất là qua các vị tiên tri, nhưng hình như là "bụt nhà không thiêng", ở chỗ dân tộc này vẫn không làm sao thoát được tình trạng và khuynh hướng cứng đầu, cứng cổ, cứng lòng, thậm chí phản loạn nữa, đúng như lời Chúa phán qua Tiên Tri Êzêkiên trong bài đọc thứ 1 hôm nay:

"Trong những ngày ấy, sau khi nói với tôi, Thần Linh nhập vào tôi, và đỡ tôi đứng dậy. Tôi nghe Người nói với tôi rằng: 'Hỡi con người, Ta sai ngươi đến với con cái Israel, đến với dân nổi loạn phản nghịch Ta, chúng và cha ông chúng vi phạm giao ước của Ta cho đến ngày nay. Ta sai ngươi đến để nói với những con cái dầy mặt cứng lòng rằng: Chúa là Thiên Chúa phán như vậy. Hoặc chúng nghe, hoặc chúng không nghe, vì đây là bọn phản loạn, và chúng sẽ biết rằng giữa chúng có một tiên tri".

Thế nhưng, đối với thành phần được Thiên Chúa ưu đãi, không phải được Ngài gần gũi và tỏ mình ra cho thì trở thành siêu đẳng, không còn gì là tầm thường và hèn hạ theo bản tính tự nhiên của mình nữa. Trái lại, Ngài lại muốn họ tiếp tục ở trong trạng thái bất toàn ấy để có cơ hội tỏ bản tính "trọn lành" của Ngài ra cho họ và nơi họ. Điển hình là trường hợp Kitô hữu cho dù đã được thánh hóa bởi Phép Rửa nhưng vẫn mang bản tính yếu đuối với đầy những mầm mống tội lỗi đến độ có thể sa ngã phạm tội bất cứ lúc nào, thậm chí mất Thánh Sủng bởi trọng tội.

Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô cũng tự thú với Kitô hữu Giáo Đoàn Corintô về trường hợp của ngài, một con người tự nhiên được Thiên Chúa cho lên tầng trời thứ ba, nơi mà mắt chưa hề xem và tai chưa hề nghe (2Corinto 12:3-4), một đặc ân được tu đức họ gọi là ngất trí xuất thần siêu đẳng chẳng mấy ai được hưởng như ngài, nhưng, như ngài cho biết như sau:

"Để những mạc khải cao siêu không làm cho tôi tự cao tự đại, thì một cái dằm đâm vào thịt tôi, một thần sứ của Satan vả mặt tôi. Vì thế đã ba lần tôi van nài Chúa, để nó rời khỏi tôi. Nhưng Người phán với tôi rằng: 'Ơn Ta đủ cho ngươi, vì sức mạnh của Ta được tỏ bày trong sự yếu đuối'". 

Vấn đề ở đây là không phải Thiên Chúa chỉ tỏ mình ra cho con người qua những ơn lạ mà cả qua chính bản thân yếu hèn của họ nữa, thậm chí qua chính yếu hèn của họ việc tỏ mình ra của Ngài lại còn tỏ tường và hiển vinh hơn nữa. Đó là lý do trong bài đọc 2 hôm nay Thánh Phaolô đã chí lý cảm nhận và xác tín rằng: 

"Vậy tôi rất vui sướng khoe mình về những sự yếu hèn của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ngự trong tôi. Vì thế, tôi vui thoả trong sự yếu hèn của tôi, trong sự lăng nhục, quẫn bách, bắt bớ và khốn khó vì Đức Kitô: vì khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ".

Thánh Vịnh 122 trong bài Đáp Ca hôm nay cho thấy, nếu tận thâm tâm của một tâm hồn nhận biết mình hèn yếu, (như trường hợp của Thánh Phaolô trong bài đọc 2 hôm nay), thậm chí đã phạm những lỗi lầm đáng trách (như trường hợp của dân làng Nazarét trong bài Phúc Âm hôm nay), thì "sự sống" vẫn có thể nẩy mầm và Thiên Chúa vẫn có thể tỏ mình ra nơi ánh mắt của họ chỉ biết ngước trông lên tình thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa: 

1) Con ngước mắt nhìn lên Chúa, Ngài ngự trị ở cõi cao xanh. Kìa, như mắt những người nam tôi tớ, nhìn vào tay các vị chủ ông. 

2) Như mắt của những người tỳ nữ, nhìn vào tay các vị chủ bà, mắt chúng tôi cũng nhìn vào Chúa, là Thiên Chúa của chúng tôi như thế, cho tới khi Người thương xót chúng tôi. 

3) Nguyện xót thương, lạy Chúa, nguyện xót thương, vì chúng con đã bị khinh dể ê chề quá đỗi! Linh hồn chúng con thật là no ngấy lời chê cười của tụi giàu sang, nỗi miệt thị của lũ kiêu căng.